Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn chuyển website đã xây dựng từ locahost trên máy tính cá nhân lên hosting (server thật sự).
Nội dung chính
Video – Chuyển website từ localhost lên hosting
Hướng dẫn chi tiết
Backup database
Các bạn vào localhost trên XAMPP (mình dùng máy ảo XAMPP để giả lập server trên PC nhé), chọn phpMyAdmin.
Chọn vào database của website bạn muốn chuyển lên hosting. Chọn xuất (giao diện tiếng Anh sẽ là Export), bấm nút Thực hiện (Go).
Đóng gói mã nguồn trong thư mục xampp/htdocs
Các bạn vào thư mục xampp/htdocs và tiến hành đóng gói thư mục website của chúng ta dưới dạng file .zip.
Trỏ tên miền về hosting
Đầu tiên, trong phần quản lý hosting (mình dùng cPanel nhé), các bạn thêm tên miền của website vào hosting bằng cách thêm Add On Domain nhé.
Thêm tên miền và tạo thư mục lưu trữ. Các bạn có thể tạo thêm tài khoản FTP để quản lý file trong thư mục website trên hosting bằng các phần mềm như FileZilla, …
Thực ra thao tác tạo Add On domain này là không bắt buộc. Do hosting này mình có 1 website chính với tên miền khác. Mình sử dụng hosting này để làm demo cho các bạn xem nên tạo thêm 1 tên miền khác.
"Ra đời, cuộc sống bươm chải, có làm vẫn không có ăn" nên phải gắn QUẢNG CÁO Các bạn cần hosting WordPress nhanh, rẻ và dễ sử dụng có free SLL hãy chọn Azdigi nhé. Link đăng ký: https://my.azdigi.com/aff.php?aff=1612 Nếu các bạn mua hosting từ link trên, mình sẽ có một ít tiền để duy trì. Cảm ơn
Tiến hành trỏ tên miền về hosting
Sau khi tạo Add on domain trên hosting thì hosting của bạn đã tạo ra 1 thư mục để chứa mã nguồn. Tuy nhiên, nếu bạn truy cập vào đường dẫn của website thì sẽ báo là 404 not found vì chúng ta chưa trỏ tên miền về địa chỉ hosting của chúng ta. Các bạn có thể trỏ tên miền về hosting bằng nameserver hoặc trỏ thẳng IP. Mình dùng cách trỏ IP nhé.
Lưu ý: Nếu muốn sử dụng tính năng email server thì các bạn phải trỏ bằng nameserver nhé.
Mình dùng trình quản lý DNS của Cloudflare nhé. Các bạn có thể mua tên miền ở nhiều nhà cung cấp khác nhau, dùng trình quản lý DNS của nhiều nhà cung cấp khác nhau nên mình không hướng dẫn kỹ phần này. Các bạn chỉ cần làm sao ra được 2 record như hình bên dưới là được. Một cái type A và 1 cái type CNAME.
Nếu không biết trỏ, bạn có thể hỏi support từ nhà cung cấp tên miền bạn đăng ký nhé.
Sau khi trỏ tên miền, bạn đợi một khoảng thời gian nhé.
Tạo database trên hosting
Trong cPanel, các bạn chọn MySQL Database
Tạo database
Tạo người dùng – database user (sẽ quản lý và được cấp quyền truy cập vào database vừa tạo)
Cấp quyền truy cập database cho database user
Các bạn nhớ cấp đầy đủ quyền cho database user nhé.
Nhập (Import) dữ liệu đã backup vào databse mới tạo
Quay trở lại trang quản lý cPanel, các bạn vào phpMyAdmin, giao diện giống như trên localhost.
Các bạn chọn database muốn import dữ liệu, chọn tab Nhập (Import), chọn file .sql đã xuất ra ở phần hướng dẫn bên trên. Sau đó bấm thực hiện (go).
Sau khi nhập dữ liệu, các bạn chỉnh giúp mình bảng wp_options
Upload mã nguồn vào thư mục website
Các bạn vào File Manager, upload file zip mã nguồn đã nén lên thư mục website của bạn.
Phần này tương đối dễ nhưng lại dài dòng nên mình không ghi chi tiết nhé. Chỉ có một lưu ý là sau khi upload file zip, giải nén, mã nguồn sẽ nằm trong một thư mục khác, nằm trong thư mục website của bạn. Các bạn cần di chuyển mã nguồn ra thư mục website nhé.
Sau khi mã nguồn đã vào đúng thư mục, chúng ta cần chỉnh sửa lại file wp-config.php
Các bạn sửa các giá trị
define( 'DB_NAME', 'tên-database-mới-tạo' ); /** Username của database */ define( 'DB_USER', 'tên-người-dùng-mới-tạo' ); /** Mật khẩu của database */ define( 'DB_PASSWORD', 'mật-khẩu-người-dùng' );
Như vậy là website của chúng ta đã chạy được rồi. Một số dữ liệu khác nếu như website đã có nhiều dữ liệu cần thay đổi. Các bạn có thể sử dụng thêm 1 số những plugin có tác dụng tìm và thay thế trong database. Nhưng website mình demo còn ít dữ liệu nên không cần.
Nếu có thắc mắc, đặt câu hỏi bằng cách comment bên dưới, qua email, hoặc nhắn tin qua Fanpage Góc làm web.
Đừng quên Like, Share nếu thấy bài viết thú vị.